Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, ngày càng có nhiều ứng dụng mới với các chức năng ưu việt ra đời để phục vụ nhu cầu của con người. Do đó, nhu cầu tìm hiểu và học hỏi cách sử dụng phần mềm ngày càng cao. Thông thường, các cách tiếp cận một phần mềm mới sẽ bao gồm: đọc hướng dẫn sử dụng, xem video hướng dẫn và chia sẻ template. Tuy nhiên, đối với các phần mềm phức tạp và có độ khó cao thì mô phỏng phần mềm là phương pháp đào tạo chiếm ưu thế hơn cả. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là mô phỏng phần mềm và cách thiết kế chúng ra sao.
Định Nghĩa Về Mô Phỏng Phần Mềm
Mô phỏng phần mềm là phương pháp mô phỏng lại cách thức hoạt động của phần mềm trong thực tế giúp cho người dùng biết được cách sử dụng chúng như thế nào. Với mô phỏng phần mềm tương tác, người dùng còn có thể thực hành các bước như trong hướng dẫn. Không chỉ vậy, một số công cụ tạo bài giảng eLearning và mô phỏng phần mềm chuyên nghiệp còn có tính năng giúp đánh giá và theo dõi quá trình học tập của người học. Tính năng này sẽ rất hữu ích trong quá trình đào tạo nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp.
4 Lợi Ích Của Mô Phỏng Phần Mềm
Bên cạnh hướng dẫn sử dụng, dưới đây là những lợi ích mà mô phỏng phần mềm mang lại:
Tóm lại, đối với bất kỳ người dùng nào, việc nắm bắt và hiểu rõ được một ứng dụng nào đó đều trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ mô phỏng phần mềm.
Các Bước Tạo Mô Phỏng Phần Mềm
Mô phỏng phần mềm tương tác rất thành công trong việc truyền tải trải nghiệm học tập theo dõi và làm theo cho người học. Vậy làm thế nào để tạo được mô phỏng nổi bật cho phần mềm của bạn? Như đã hứa, dưới đây là 5 mẹo để thực hiện:
1. Hiểu Được Mong Muốn Của Người Dùng
Hiểu được mong muốn của người dùng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của mô phỏng phần mềm. Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng người dùng là ai, người mới bắt đầu sử dụng hay người đã quen thuộc với phần mềm? Ví dụ, nếu đối tượng là người mới bắt đầu, bạn cần mô phỏng các bước rõ ràng và chậm một chút. Trái lại, người đã quen thuộc lại muốn tốc độ nhanh và yêu cầu các bước ngắn gọn hơn. Dựa vào các nhóm đối tượng, bạn cũng có thể tạo các dạng mô phỏng phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, cho dù họ ở nhóm đối tượng nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần tạo một mô phỏng rõ ràng, chính xác, hiệu quả và quy trình dễ theo dõi.
2. Nắm Rõ Cách Sử Dụng Phần Mềm
Điều đầu tiên, bạn phải là người thực sự biết rõ được cách sử dụng phần mềm. Bạn không thể hướng dẫn cho người khác nếu không biết cách sử dụng phần mềm đó như thế nào. Nếu hiểu rõ các bước, bạn còn có thể đưa ra các mẹo để rút ngắn thời gian thực hiện. Ngoài ra, khi đã sử dụng chuyên nghiệp, bạn có thể tránh được các lỗi không đáng có. Điều này giúp bạn không mất nhiều thời gian để cắt hoặc xoá bớt những hành động không cần thiết.
3. Xác Định Mức Độ Tương Tác
Mô phỏng phần mềm có thể coi là một dạng mô phỏng eLearning, trong đó yếu tố tương tác chiếm phần quan trọng. Vì vậy, bạn nên tính đến các yếu tố tương tác sẽ cần sử dụng là gì.
Những phần mềm đơn giản chỉ cần dạng tương tác thông thường như kéo-thả. Các phần mềm phức tạp lại cần đến quy trình chia nhỏ và đa dạng tương tác hơn. Ví dụ người dùng thành thạo chỉ quan tâm đến các bước khó và bỏ qua các bước đơn giản. Đối với người dùng mới thì ngược lại, họ cần nhiều bước cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu mô phỏng có nhiều chi tiết và đối tượng tương tác yêu cầu các kỹ năng có độ khó cao như viết chương trình, bạn nên chọn một công cụ có sẵn các template và hành động mặc định.
4. Chọn Công Cụ Phù Hợp Để Tạo Mô Phỏng Phần Mềm
Trên thị trường có rất nhiều công cụ giúp tạo eLearning nói chung và mô phỏng phần mềm nói riêng. Trong số đó phải kể đến có lẽ là ActivePresenter và Adobe Captivate.
Khi cân nhắc một phần mềm, hẳn bạn quan tâm đến giá thành, hỗ trợ kỹ thuật, v.v. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc các tính năng quan trọng sau đây để lựa chọn phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình:
Tính năng quay, chụp màn hình và chỉnh sửa audio/video
- Chụp thông minh: Giúp chụp lại hình ảnh tự động mỗi khi bạn nhấp chuột hoặc gõ bàn phím.
- Ghi hành động: Mỗi khi bạn lăn chuột hoặc thực hiện hành động kéo-thả, phần mềm sẽ giúp ghi lại toàn bộ hành động dưới dạng video (ghi âm thanh nếu muốn). Sau đó, video sẽ được chèn vào slide giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa.
- Ghi âm và chỉnh sửa âm thanh/video: Dễ dàng ghi âm, và hỗ trợ các công cụ chỉnh sửa âm thanh/video cơ bản.
- Chú thích thông minh: Phần mềm hỗ trợ tạo mô tả cho hành động của người dùng. Sau đó tự động thêm chúng vào các hình dạng chú thích phù hợp.
- Hiệu ứng con trỏ chuột: Có các hiệu ứng và hình dạng con trỏ chuột sinh động. Bạn cũng có thể chỉnh sửa đường di con trỏ chuột.
Tính năng hỗ trợ các dạng tương tác và xuất bản
- Câu hỏi: Cung cấp các dạng câu hỏi để đánh giá năng lực của người học. Thông qua các bài kiểm tra, bạn có thể biết được người học hiểu phần mềm như thế nào.
- Tương tác: Ứng dụng cung cấp nhiều sự kiện-hành động cho phép bạn tạo nhiều tình huống khác nhau.
- Xuất bản ra định dạng HTML5: Định dạng này giúp nội dung mô phỏng có thể tương tác được trên nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau.
- Xuất bản ra gói SCORM và xAPI: Hai tiêu chuẩn phổ biến nhất mà các hệ thống quản lý học tập (LMS) hỗ trợ.
5. Mô Phỏng Chính Xác Các Bước Bạn Đã Làm
Nhờ mô phỏng hội thoại, người dùng có thể khám phá phần mềm theo cách riêng của họ. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo các thao tác đúng với cách thức mà phần mềm hoạt động. Hãy chú ý đến hình ảnh để phần mềm trở nên trực quan, sinh động nhất có thể. Thêm vào đó, mô phỏng phần mềm nên có một vài dạng bài kiểm tra đánh giá để người học. Qua đó, người học có thể nhận được phản hồi và theo dõi được tiến độ học tập của mình.
Trên đây là lợi ích và cách thức để tạo mô phỏng phần mềm. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích. Đừng chần chừ gì nữa! Hãy cài đặt ActivePresenter ngay bây giờ để tạo nhiều bài giảng thú vị hơn nhé.
Các bài viết liên quan:
Học Tập Qua Dự Án – Phương Pháp Học Tập Của Thế Kỷ 21
Tại Sao ActivePresenter Là Sự Lựa Chọn Hàng Đầu Cho Thiết Kế eLearning